Khi nào cả loài người sẽ nói cùng một thứ tiếng?

Từ thời xa xưa con người đã mơ ước có một ngôn ngữ chung cho phép tất cả mọi người trên hành tin có thể trực tiếp nói chuyện với nhau. Có một truyền thuyết (Sách Sáng thế ký trong Kinh cựu ước) kể rằng, Thượng đế đã tạo ra con người với một ngôn ngữ chung, tức mọi người trên trái đất đều nói 1 thứ tiếng, nhưng về sau Ngài nhận thấy rằng như thế thì con người sẽ rất dễ dàng tập hợp lại với nhau, tạo nên một sức mạnh ghê gớm có thể chống lại chính vương quốc nhà trời (Sách Sáng thế kể loài người đã cùng nhau xây dựng tháp Babel để lên hỏi tội ông giời (1)). Vì vậy, để cho họ không thể thấu hiểu nhau hay ít ra là họ chưa thể hiểu nhau được trong một thời gian ngắn, Thượng đế đã gây nên sự hỗn độn trong ngôn ngữ bằng cách phịa ra nhiều ngôn ngữ và mỗi người sinh ra chỉ biết được một ngôn ngữ mà thôi (tức tiếng mẹ đẻ) (2). Thế là sự khác biệt về ngôn ngữ đã làm cho loài người không những không thể tập hợp lại bên nhau để chống lại Thượng đế, mà chính do không hiểu được ngôn ngữ của nhau, loài người đã quay ra chém giết lẫn nhau bằng những cuộc chiến tranh liên miên. 

Mơ ước của người xưa về một ngôn ngữ chung chứng tỏ người xưa đã hiểu được tác dụng của việc sử dụng một thứ ngôn ngữ chung nhưng đồng thời cho thấy sự khó khăn như thế nào để điều đó thành hiện thực. Nói đúng hơn đó là điều không thể thực hiện được (khó như … lên trời).

Ngày nay, khi cả loài người đang trên quá trình toàn cầu hóa, trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật đạt được những thành tựu ngoài sức tưởng tượng thì việc có một thứ ngôn ngữ quốc tế được sử dụng hay một ngôn ngữ khoa học để mọi người có thể hiểu được đã không còn là điều viễn tưởng như trong truyền thuyết nữa, mà đang ngày càng được hình thành một cách rõ ràng (3). Vậy nên một câu hỏi tự nhiên đặt ra là: thế thì liệu có một lúc nào đó, cả loài người chỉ còn nói một thứ tiếng và khi ấy thực sự là chúng ta sẽ đoàn kết và mạnh mẽ hơn (như Thượng đế ngày xưa đã từng sợ hãi)?
Bắc tháp Babel lên hỏi tội ông giời
Bắc tháp Babel lên hỏi tội ông giời

Thời Trung cổ và Phục hưng, tiếng La tinh là ngôn ngữ duy nhất của khoa học. Đến thế kỷ 18 tiếng Pháp vươn lên chiếm giữ địa vị ngôn ngữ dùng trong quan hệ, giao tiếp quốc tế, dần dần tiếng Pháp lại bị tiếng Anh vượt qua. Thế nhưng ở trong các tổ chức thế giới (điển hình là LHQ), ngoài hai ngôn ngữ này, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Trung Quốc cũng có một số vị trí nhất định. Thế là sự tranh chấp vị trí ngôn ngữ chính xảy ra (tất nhiên kèm theo nó là những cuộc chiến ngầm về nhiều lĩnh vực của những nước sử dụng ngôn ngữ ấy). Trong cuộc chiến dai dẳng ấy thì tiếng Anh hiện có phần thắng thế, nhưng cũng không thể không chú ý tới sự vươn lên mạnh mẽ của kinh tế Trung Quốc và sự ảnh hưởng của nước này lên phần còn lại.

Theo các số thống kê, tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của 21 nước và ngôn ngữ thứ hai của 16 nước khác. Ngoài ra, đối với những nước không nói tiếng Anh, số người theo học ngôn ngữ này chỉ đứng sau ngôn ngữ mẹ đẻ (khoảng 70-75% gì đấy). Vì thế, mặc dù tiếng Anh chưa được thừa nhận và sử dụng như một ngôn ngữ quốc tế nhưng nó đã trở thành ngôn ngữ ngự trị trên các diễn đàn quốc tế rồi. Người ta ước tính, khoảng 70% công văn quốc tế viết bằng tiếng Anh và trong lĩnh vực khoa học, hơn 50% tài liệu được công bố bằng thứ ngôn ngữ này (4).

Tuy nhiên, người ta cho rằng việc dùng tiếng Anh (hay bất kỳ một ngôn ngữ nào) quá mức sẽ rất nguy hiểm. Với tiếng Anh, người ta nghĩ đến nguy cơ bành trướng văn hóa, khoa học, kinh tế, chính trị của Mỹ. Điều này liên quan đến bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc mà ngôn ngữ chính là công cụ truyền đạt của nền văn hóa đó.

Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng nhất làm nên bản sắc văn hóa của dân tộc. Ngôn ngữ cũng là thứ quyết định bản sắc của một cộng đồng người. Nhờ có ngôn ngữ mà bản sắc của dân tộc được giữ gìn và lưu truyền từ đời này sang đời khác. Mọi thứ có thể thay đổi nhưng nếu ngôn ngữ chết đi thì dân tộc cũng không còn. Vậy thì mọi ngôn ngữ có thể chết đi không?

Sự thực là có ngôn ngữ đã và đang biến mất (cứ hai tuần lại có 1 ngôn ngữ tuyệt chủng), nhưng không phải vì thế mà ngoại suy rằng tất cả ngôn ngữ cũng sẽ biến mất. Quá trình toàn cầu hóa có đạt đến quy mô nào thì quốc gia vẫn là đơn vị then chốt và các thiết chế giáo dục, văn hóa của nó sẽ định hướng các giá trị của mỗi người trong xã hội đó. Nghĩa là, toàn cầu hóa dù là Mỹ hóa hay phương Tây hóa (vốn là mơ ước của không ít người) thì cũng không thể tiêu diệt được mọi nền văn hóa và chính thể quốc gia trên Trái đất được. Nói cách khác, không bao giờ có chuyện văn hóa thế giới có cùng một kiểu và mọi người cùng nói một thứ tiếng. Như vậy một ngôn ngữ nào đó có thể dùng làm ngôn ngữ chính thức trên các diễn đàn quốc tế chứ không có chuyện nó là ngôn ngữ duy nhất của loài người. Tất nhiên nếu xảy ra chiến tranh thế giới lần thứ 3 với thế hệ bom nguyên tử thì lại khác , có thể lúc đó loài người lại quay về điểm xuất phát (đồ đá) và tiếng Lào + Ả-rập mà thế hệ 9x đang dùng lại là ngôn ngữ quốc tế thì sao?

Rõ ràng việc dùng ngoại ngữ (bên cạnh tiếng mẹ đẻ) sẽ tăng cường vốn tri thức của một đất nước, nhưng việc dùng ngôn ngữ mẹ đẻ làm ngôn ngữ giao tiếp – khoa học, chính là duy trì quyền tự chủ của cá nhân và cộng đồng. Trong điều kiện hiện nay, ngoài tiếng mẹ đẻ, người ta phải biết thêm những ngôn ngữ khác để giao tiếp quốc tế. Ngôn ngữ đó là gì cũng được. (5)

Với trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật như hiện nay, người ta đã đặt vấn đề sử dụng ngôn ngữ nhân tạo để tránh được sự thống trị của ngôn ngữ này đối với ngôn ngữ khác (và đó cũng là con đường duy nhất để đảm báo sự toàn vẹn của các nền văn hóa). Thế nhưng, cho dù khoa học có tạo ra được một thứ ngôn ngữ nhân tạo như thế, thì loài người vẫn không dễ chấp nhận nó, không những thế, nó còn bị coi là "kẻ thù" đối với ngôn ngữ tự nhiên.

--------------------------------------------------
(1) Về tháp Babel và sự đánh giá của giới khoa học, em sẽ giới thiệu trong 1 bài khác.
(2) Theo thống kê hiện có khoảng hơn 6000 ngôn ngữ được sử dụng trên toàn thế giới, trong đó mỗi năm con số ngày đều bị giảm đi. Nghĩa là ngày xưa con số thống kê có thể là lớn gấp nhiều lần.
(3) Người ta ước tính cứ 2 tuần lại có 1 ngôn ngữ biến mất, và đến cuối thế kỷ có thể 1 nửa số ngôn ngữ sẽ trở thành thời xa vắng.
(4) Các số liệu Lucky Luke lấy từ sổ tay của mình nên không nhớ chính xác tài liệu, với lại em ghi lại cũng khá lâu, hiện tại có thể khác đôi chút.
(5) Nói theo ngôn ngữ của bác Mao: Mèo trắng mèo đen không quan trọng, cứ học tốt tiếng chuột là sẽ bắt được nhiều chuột hơn.

P/S: Bài viết dưới đây anh viết hộ 1 em sinh viên ở ĐHSP NN, cũng khá lâu rồi, từ khi anh còn đang học ĐH. Đó là một dạng bài luận và phải viết bằng tiếng Anh.

Related Posts

linh-tinh 6325131544683386643

Đăng nhận xét

Tìm kiếm

About me

Xem nhiều nhất

Liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

- Menu - Lưu trữ Trạng thái