Tình nguyện, chủ nghĩa nhân văn và chủ nghĩa cá nhân

Ở đây anh không bàn tới ý nghĩa cao đẹp của Tình nguyện (vì ai cũng hiểu rồi). Nhưng lấy Tình nguyện làm thước đo để đánh giá sự cao quý của bản thân, hoặc xem nó là mục đích tối thượng đến nỗi độc ăn và đi làm tình nguyện (phục vụ người khác), rồi coi việc đặt người khác lên trên bản thân mình là một biểu hiện cao nhất của đức hạnh, thì quả thật là rất sai lầm.

Với các bạn đang học, thì nhiệm vụ cao nhất vẫn là lấy cho được tấm bằng để trước hết là không phí tiền của bố mẹ, sau đó là tự nuôi sống bản thân và (sau đó là) đóng góp cho xã hội. Nước ta nghèo chính vì cái điều mà bà Ayn Rand đã nói từ lâu: Chúng ta luộn được dạy dỗ rằng đức hạnh cao nhất là "cho" chứ không phải "tạo". Nhưng người ta không thể cho cái chưa được tạo ra. Thế nên phải làm sao cho "có" đã, rồi hẵng mang "cho".
Tình nguyện, chủ nghĩa nhân văn và chủ nghĩa cá nhân
Theo A.Rand thì những thiên tài sáng tạo như Thomas Edison, Henry Ford (hay như Steve Jobs ngày nay) tốt và đáng kính hơn nhiều những người chỉ biết tới những công tác xã hội, và những gì họ tạo ra giúp ích cho con người hơn bất cứ một người làm từ thiện nào trong lịch sử. Người sáng tạo phải là người đứng trên bất kỳ một chủ nghĩa vị nhân sinh nào. Người sáng tạo không cần quan tâm tới những lợi ích xã hội, mà tự nó sẽ đến. Edison khi tạo ra bóng đèn cũng không nghĩ tới những người nghèo sống tăm tối trong các khu ổ chuột, ông chẳng quan tâm tới ai cả (thậm chí ông mải sáng tạo tới nỗi quên luôn cả ngày cưới của mình) nhưng ông đã làm cả thế giới thoát khỏi cảnh tối tăm... Những người như Edison, theo A.Rand, có thể chẳng cần biết tới nguyên tắc đạo đức nào mà thế giới đang tin vào, mà hãy cứ lao động và sáng tạo theo một tình yêu ích kỷ và cao quý đối với công việc của chính mình. "Đó chính là động cơ đạo đức chân chính nhất và là đức hạnh lớn nhất của con người". Những người sáng tạo luôn là người làm công tác xã hội tốt hơn nhiều chính những người chuyên đi làm nó, mặc dù họ không bao giờ chứng minh được điều đó (cho tới khi có một nguyên tắc mới thay thế cho cái nguyên tắc đạo đức cũ như đã nói ở trên).

Có thể nhiều người (nếu ko muốn nói là đa số chúng ta) cho rằng quan điểm trên là ích kỷ, là chủ nghĩa cá nhân tầm thường, nhưng nếu con người ta không biết yêu quý chính bản thân mình, thì họ còn yêu quý được người khác không? Và nếu không thể lao động sản xuất, thì lấy đâu ra của cải cho bản thân và xã hội. Cũng vì thế mà theo A.Rand, Chủ nhĩa nhân văn là những kẻ ăn bám, bởi mối quan tâm hàng đầu của họ là phân phát chứ không phải sản xuất, nói đúng ra là quan tâm đến việc phân phát những gì mà họ không sản xuất ra.

Anh nhớ tới vấn đề mà tất cả chúng ta đều được học trong sách giao khoa văn học: Cuộc tranh luận giữa 2 trường phái "vị nghệ thuật" và "vị nhân sinh". Chúng ta đều biết phái "vị nghệ thuật" (đứng đầu là Hoài Thanh) bị đánh tơi tả và "vị nhân sinh" chiến thắng vang dội. Ấy là vì tư tưởng của chúng ta là cái gì cũng phải vì con người trước đã, cái gì không vì con người thì đều coi là xa rời thực tế, là thứ trang sức cho những kẻ ăn không ngồi rồi... (Chẳng thế mà những tác phẩm thuộc vào hàng hay nhất thời đại trên thế giới cũng bị ta oánh tơi bời vì lý do đó). Nhưng có một thực tế là, chính những người "vị nghệ thuật" bị phê phán kịch liệt và thất bại ê chề đó lại để lại cho hậu thế những tác phẩm để đời. Ít nhất thì gần như ai cũng biết Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - và đa số các nhà phê bình ngày nay đều coi đó là kiểu mẫu và trích dẫn thường xuyên (thế nhưng vẫn luôn miệng chê người ta) - trong khi cái nhóm "vị nhân sinh" thắng lợi tưng bừng kia thì chả ai biết có tác phẩm nào. Như thế thì thắng thua hoàn toàn chẳng có ý nghĩa gì cả.

Trở lại câu chuyện của Jobs. Ông chưa bao giờ là người của những công tác xã hội, mà dành phần lớn thời gian và sức lực của mình cho sự sáng tạo (nên ông làm gì có thời gian mà đi tình nguyện :D - nhưng khi công ty Apple mở rộng, ông đã tạo ra công ăn việc làm cho cả vạn người lao động - chỉ tính riêng nhân viên của Apple. Như thế đã tốt hơn nhiều so với việc đem mang tiền mình đi cho). Bởi thế mà thế giới đã đổi thay khi có ông. So với những lợi ích đó thì các quỹ từ thiện cả tỉ đô cũng không thể so sánh được. Chắc chắn người ta nhớ tới Bill Gates (một người cũng vĩ đại như Jobs - nhưng khác là ông bỏ công ty mình tạo ra để đi làm tình nguyện) là một người đã tạo ra Microsoft và hệ điều hành Windows thay đổi thế giới hơn là ông chủ của một quỹ từ thiện cả chục tỷ đô Mỹ, và đời sau người ta sẽ nhớ mãi tới ông vì điều đó, sẽ khắc lên mộ ông biểu tượng của Microsoft chứ không phải Quỹ Bill & Melinda Gates

Và thế giới sẽ còn nhớ mãi tới Jobs và biết ơn ông rất nhiều.

P/S: Bài này viết không ám chỉ tới bất kỳ hoạt động nào tại BGO cũng như ở bên ngoài cuộc sống của các bạn, cũng không phải nhằm hạ thấp chủ nghĩa nhân văn - vì nó đương nhiên tốt đẹp, mà chỉ là sự phê phán khi ai đó muốn đề cao nó quá mức.

Related Posts

tap-nham-ky 1446904018192183938

Đăng nhận xét

Tìm kiếm

About me

Xem nhiều nhất

Liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

- Menu - Lưu trữ Trạng thái