“Thế giới của Sophie” – Lịch sử triết học Phương Tây cho lứa tuổi xì tin

Xưa nay người ta vẫn xem Triết học là môn học khô khan, lại trừu tượng, khó nắm bắt. Thực tế các giáo trình triết học, hay những cuốn sách tham khảo về Triết học ở Việt Nam cũng chưa có cuốn nào làm nổi công việc phổ cập kiến thức Triết học cho mọi người, ngay cả các sinh viên ĐH còn thấy vỡ mặt chứ đừng nói là lứa tuổi xì tin.

Anh đã từng đọc khá nhiều các loại sách về Triết học của các tác giả khác nhau, song khó có cuốn nào dễ hiểu và hấp dẫn như cuốn “Thế giới của Sophie”, một cuốn sách về lịch sử Triết học Phương Tây nhưng lại được trình bày dưới dạng tiểu thuyết.
Thế giới của Sophie
Câu chuyện xoay quanh nhân vật chính là cô bé 15 tuổi Sophie (trạc tuổi các cháu cuối đời 9x). Một ngày trước sinh nhật, cô bé nhận được một bức thư lạc danh với các câu hỏi “Bạn là ai?”, “Con người là gì?”, “Thế giới đến từ đâu” và rất nhiều câu hỏi khác tưởng chừng đơn giản nhưng lại không hề dễ dàng nếu như thiếu kiến thức Triết học. Mỗi ngày cô dều nhận được những câu hỏi và buổi chiều lại có câu trả lời. Và cuộc hành trình của cô vào thế giới triết học cùng với người thày giáo triết học bí ẩn mang tên Alberto Knox bắt đầu.

Những tình tiết ly kỳ hấp dẫn giữa hư và thực cứ như quyện vào nhau, Sophie được học những kiến thức triết học cơ bản từ Socrates đến Jean-Paul Sartre, từ những điều bình thường nhất, đến những những thành tựu mới nhất của khoa học. Cô cũng được hòa mình, ăn mặc như các thày tu trong các nhà thờ cổ, đến kiểu nói chuyện hiện đại với các triết gia phòng trà kiểu Pháp. Alberto cũng dắt cô đi suốt chiều dài lịch sử nhân loại từ văn hóa cổ Hy Lạp, qua Trung Cổ, đến Phục Hưng, Ánh Sáng, Lãng Mạn…; và ở đâu cô cũng được nói chuyện với các nhà triết học thời đó.

Cái hay của cuốn sách là nó được trình bày dưới dạng tiểu thuyết và cách tác giả diễn giải những vấn đề phức tạp rối rắm một cách cực kỳ đơn giản, dễ hiểu. Đó là sự khác biệt lớn nhất của cuốn sách với các cuốn sách giáo khoa triết học khô khan. Tác giả cuốn sách cũng chọn nhân vật chính là một cô bé 14-15 tuổi vì theo ông lứa tuổi ấy còn đang khao khát khám phá những bí ẩn xung quanh mình, đặc biệt là chưa bị ảnh hưởng bởi các thành kiến mà các nhà giáo dục nhồi nhét vào đầu chúng.

Theo anh các cô các chú và các cháu chỉ cần bỏ ra thời gian 2-3 ngày để đọc cuốn sách này thì kiến thức thu được về triết học và lịch sử nhân loại sẽ hơn cả 5 năm học ĐH. Ở ĐH các bác chỉ được biết Palto, Hegel là nhà triết học duy tâm khách quan, Berkeley là duy tâm chủ quan, Descartes là nhà triết học nhị nguyên… còn cụ thể tại sao lại như thế thì chả bao giờ được biết. Đơn giản là đó là những lời nói của người khác. Ở “Thế giới của Sophie”, tác giả chỉ đưa ra các tư tưởng của từng nhà triết học, còn lại đánh giá về họ là do người đọc. Vì vậy mà chúng ta sẽ đánh giá về họ một cách khách quan và chính xác hơn.

Tác giả cuốn sách, nhà văn Jostein Gaarder, sinh tại Oslo Na Uy. Ông học Triết học, Thần học và Văn chương tại ĐH Oslo. Sau đó về dạy triết ở trường PT và chuyên viết truyện cho thiếu nhi. Cuốn sách “Thế giới của Sophie” được ông viết năm 1991 bằng tiếng Na Uy, sau đó 4 năm thì được dịch sang tiếng Anh và tên tuổi của Gaarder trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Hiện nay cuốn sách đã được xuất bản tại khoảng 55 nước (Việt Nam là nước mới nhất) và số lượng in lên đến 30 triệu bản (chưa kể in lậu :D). Cuốn sách liên tục được xếp hạng vào loại best seller của nhiều nước trong nhiều năm liền.

Ở Việt Nam, “Thế giới của Sophie” được in lậu lần đầu năm 1998, nhưng sớm chìm vào quên lãng do bản dịch không thành công. Đến năm 2006, NXB Tri thức đưa ra bản dịch khác tốt hơn, nhưng tiếc là nó cũng chả có tiếng vang gì. Sinh viên còn chả biết đến, nói đéo gì đến lứa tuổi xì tin vốn chỉ biết chơi bời trác tang, đọc toàn những tin tức vớ va vớ vẩn.

Related Posts

doc-sach 7751130812963735336

Đăng nhận xét

Tìm kiếm

About me

Xem nhiều nhất

Liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

- Menu - Lưu trữ Trạng thái